Bất động sản trầm lắng, giá vẫn không giảm
Nhóm nghiên cứu của Giáo sư Nguyễn Lê Minh tại Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Nhật Bản (JAIST) vừa đưa ra một phương pháp mới, hứa hẹn giúp các ứng dụng về hỏi đáp tự động và trợ lý ảo trở nên "thông minh" hơn. Nghiên cứu vừa được giới thiệu tại Hội nghị Trí tuệ nhân tạo châu Âu lần thứ 27 (ECAI) diễn ra ở Tây Ban Nha từ ngày 19 - 24.10.Giải thích rõ hơn khi trả lời Thanh Niên, Giáo sư Minh cho biết: "Các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) hiện tại thường tạo ra các câu trả lời dài dòng và thiếu tin cậy. Để giải quyết những vấn đề này, chúng tôi đã giới thiệu một phương pháp mới gọi là ANSPRE. Phương pháp này tạo ra một "tiền tố câu trả lời" cho LLM, hướng dẫn LLM tạo ra các cụm từ trả lời ngắn gọn và chất lượng cao cũng như đáng tin cậy".Theo đó, các kết quả của ANSPRE có khả năng ứng dụng cao trong thực tiễn. Chẳng hạn nhóm của Giáo sư Minh sẽ ứng dụng vào việc phát triển các hệ thống hỏi đáp và trợ lý ảo trong lĩnh vực văn bản pháp luật và y tế.Về các kế hoạch nghiên cứu AI sắp tới, nhóm dự định tiến hành xây dựng một LLM phục vụ cộng đồng trong dữ liệu pháp luật và mở rộng các ứng dụng của ANSPRE trên nhiều miền dữ liệu và các điều kiện khác nhau.Là chuyên gia trong lĩnh vực xử lý ngôn ngữ tự nhiên, học sâu và các mô hình học thống kê, Giáo sư Nguyễn Lê Minh tại JAIST đã dẫn đầu nhiều nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực AI. Ông còn là lãnh đạo Nguyen Lab thuộc JAIST chuyên nghiên cứu về học sâu và xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Không chỉ phụ trách công tác chuyên môn tại Nguyen Lab và JAIST, ông còn tích cực hỗ trợ quê hương, trong đó có việc phối hợp với nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước xây dựng các chương trình thí điểm liên quan ứng dụng AI trong giảng dạy, tham gia nhiều hội thảo chuyên đề. JAIST có quan hệ rất tốt với các trường đại học ở Việt Nam và Giáo sư Minh cùng viện đã hỗ trợ nhiều du học sinh VN sang Nhật du học, hướng dẫn nhiều nghiên cứu sinh làm luận án tiến sĩ.Theo Giáo sư Minh, Việt Nam có dân số trẻ nên việc đưa AI vào cuộc sống có vai trò rất quan trọng và thực sự cần thiết. Chẳng hạn như làm sao có thể dùng AI để giải quyết những bài toán ưu tiên hiện nay như về giao thông thông minh, mua bán qua mạng, thương mại điện tử... Ngoài ra, ông cho rằng Việt Nam có nhiều tiềm năng về nguồn dữ liệu (big data) nên việc kết hợp điều này với AI là rất hợp lý.Giáo sư Minh và gia đình đang sống tại một vùng rất đẹp gần TP.Kanazawa (tỉnh Ishikawa). Cộng đồng người Việt ở đây vẫn giữ tinh thần đoàn kết tốt đẹp được gầy dựng bởi Giáo sư Hồ Tú Bảo (Giáo sư danh dự của JAIST từ 4.2018 - NV), người Việt đầu tiên đến đây.Lái thử Jaecoo 7: Xe Trung Quốc tham vọng chen chân vào thị trường Việt Nam
Chiều 4.3, tại trụ sở T.Ư Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo T.Ư về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Ban Chỉ đạo), chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.Kết luận phiên họp, Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá, kể từ phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo đến nay, nhiều nội dung công việc liên quan tới Nghị quyết 57 đã được bắt tay vào triển khai thực hiện. Ban Chỉ đạo được kiện toàn, hoàn thiện quy chế hoạt động, tổ giúp việc, hội đồng tư vấn…Quốc hội cũng đã kịp thời ban hành Nghị quyết 193 với nhiều nhóm cơ chế, chính sách để bước đầu thể chế hóa Nghị quyết 57 vào thực tiễn. Việc chuyển đổi số trong các cơ quan đảng bước đầu có những chuyển biến tích cực…Về nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Tổng Bí thư nhấn mạnh, phải gắn kết triển khai Nghị quyết 57 với tiếp tục triển khai Nghị quyết 18 để tái cấu trúc hệ thống quản lý từ T.Ư đến cơ sở, gắn với ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đảm bảo đồng bộ hoạt động các cấp chính quyền.Tổng Bí thư cũng đề nghị các cơ quan Chính phủ đánh giá xem việc tinh gọn vừa qua "tính ra tiết kiệm được bao nhiêu tiền", để đầu tư vào các nhiệm vụ, trong đó có đầu tư cho lĩnh vực khoa học, công nghệ.Tổng Bí thư yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện cơ chế, thể chế chính sách, đảm bảo nguồn lực, nhân lực triển khai thực hiện Nghị quyết 57. Nhiệm vụ này phải được tiến hành khẩn trương, đồng bộ, hiệu quả, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo yêu cầu của Tổng Bí thư, phải tập trung xây dựng hoàn thiện hạ tầng nền tảng số, đặc biệt là trung tâm dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai; phát triển các khu công nghệ cao, công nghệ chiến lược như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, công nghệ bán dẫn.Cùng với đó, phải mạnh dạn lựa chọn, đưa sản phẩm vào thực tiễn, nhất là các sản phẩm do các doanh nghiệp phát triển, triển khai thí điểm vừa làm vừa hoàn thiện, đánh giá hiệu quả trước khi nhân rộng.Nói về các nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan, đơn vị, Tổng Bí thư yêu cầu, Đảng ủy Quốc hội và Đảng ủy Chính phủ cần tập trung xây dựng, sửa đổi, bổ sung các luật để trình Quốc hội xem xét, thông qua ngay tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5).Tổng Bí thư cũng yêu cầu điều chỉnh dự toán ngân sách năm 2025 để bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, và tiếp tục nâng lên thành 2% GDP trong 5 năm tiếp theo. Cùng đó, phải tập trung chuyển đổi hàm lượng tỷ lệ khoa học, công nghệ trong sản phẩm, hàng hóa để tăng tính cạnh tranh.Một nhiệm vụ quan trọng, theo Tổng Bí thư, phải cập nhật khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, chính quyền số và điều chỉnh các hệ thống theo hướng phù hợp với mô hình chính quyền 3 cấp: T.Ư, tỉnh, xã. Trong đó, phải số hóa các dữ liệu phục vụ cho bàn giao, nâng cấp hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính để thực hiện được ngay sau khi kết thúc mô hình cấp huyện, hoàn thành trong quý 2/2025.Tổng Bí thư cũng yêu cầu nghiên cứu phát triển hệ thống các trung tâm nghiên cứu thử nghiệm, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, tập trung cho công nghệ chiến lược; lập quỹ đầu tư cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo Tổng Bí thư, cần phát triển hạ tầng công nghệ dữ liệu và ứng dụng, xây dựng và hoàn thiện hạ tầng số, nền tảng số, đảm bảo phục vụ phủ sóng mạng di động băng thông rộng 5G toàn quốc, đẩy mạnh triển khai internet vệ tinh; sớm đưa trung tâm dữ liệu quốc gia vào vận hành.Đồng thời, phát triển trí tuệ nhân tạo, xác định đây là công nghệ mũi nhọn đột phá, có kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng triển khai ngay vào những lĩnh vực hành chính công.Tổng Bí thư cũng yêu cầu hoàn thành các tiện ích trên ứng dụng VNeID; mở cổng xuất nhập cảnh tự động. Triển khai thu phí không dừng tại bến xe, bãi đỗ trong đô thị, thúc đẩy văn minh giao thông. Đẩy mạnh số hóa, tái cấu trúc quy trình, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là các dịch vụ công liên quan tới đất đai, doanh nghiệp.Tổng Bí thư cũng nêu, cần khẩn trương xây dựng và ban hành danh mục công nghệ chiến lược của Việt Nam; có chương trình quốc gia phát triển công nghệ công nghiệp chiến lược. Đồng thời, cần nghiên cứu kỹ hướng đi của các nước trên thế giới về công nghệ chiến lược; rà soát, nghiên cứu, quản lý về đất hiếm của Việt Nam.
ĐTQG Thể thao điện tử Việt Nam sẵn sàng chinh phục AFC eASIAN Cup 2023
Chiều 6.1, tiếp tục phiên họp 41, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tiếp thu, chỉnh lý dự án luật Việc làm sửa đổi. Điều hành phiên thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu, việc hoàn thiện dự án luật Việc làm (sửa đổi) liên quan nhiều tới việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị.Theo bà Thanh, việc thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp, cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp đều sẽ bị tác động khi đối tượng thu giảm, đối tượng hưởng tăng do bộ phận không nhỏ công chức, viên chức, người lao động phải nghỉ việc, không có việc làm nhưng lại chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu. "Tại hội nghị tổng kết công tác nội vụ toàn quốc, Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình nêu số người ảnh hưởng khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy là 100.000 người", bà Thanh nói và cho biết, Bộ LĐ-TB-XH (cơ quan chủ trì soạn thảo dự án luật), Bảo hiểm xã hội Việt Nam hiện thuộc Bộ LĐ-TB-XH cũng sẽ sắp xếp lại. Phó chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, đây là những vấn đề cần được thảo luận, đồng thời đề nghị Bảo hiểm xã hội Việt Nam báo cáo thêm về khả năng cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp khi sắp tới đối tượng chi trả sẽ tăng lên do sắp xếp, tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị.Báo cáo tại phiên họp, Phó tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Lê Hùng Sơn cho hay, theo Nghị định 178 vừa được Chính phủ ban hành ngày 31.12.2024 (chính sách với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang khi sắp xếp bộ máy), viên chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp khi tinh giản biên chế mà chưa đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí thì sẽ hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Chế độ này bao gồm trợ cấp thất nghiệp và hỗ trợ học nghề.Theo ông Sơn, hiện nay, theo đánh giá tác động chung, Bộ Nội vụ đang dự kiến 100.000 người hưởng chế độ theo Nghị định 178. Tuy nhiên, 100.000 người này bao hàm cả công chức và viên chức."Ở đây việc tham gia, thụ hưởng liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp chỉ có viên chức chứ công chức không liên quan. Hiện số liệu chưa rõ, tác động công chức là bao nhiêu, viên chức là bao nhiêu, nên Bảo hiểm xã hội Việt Nam chưa có số liệu cụ thể để đánh giá tác động với Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp", ông Lê Hùng Sơn cho hay.Về việc sau khi tinh gọn bộ máy Bảo hiểm xã hội Việt Nam có ảnh hưởng đến việc chi trả bảo hiểm thất nghiệp không, ông Sơn nói việc giải quyết chi trả không liên quan địa giới hành chính. Do vậy, nếu thực hiện theo mô hình mới, kể cả liên huyện cũng không ảnh hưởng đến việc chi trả cho người hưởng trợ cấp thất nghiệp.Vẫn theo Phó tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, nếu có phát sinh chi cho những viên chức hưởng trợ cấp thất nghiệp theo Nghị định 178 thì nguồn quỹ để chi vẫn có. "Hiện nay kết dư Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp là khoảng 63.000 tỉ đồng nên nguồn chi để giải quyết chế độ cho viên chức nghỉ việc chắc chắn yên tâm", ông Sơn khẳng định.Nghị định 178 quy định, viên chức, người lao động không đủ điều kiện hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi nếu nghỉ thôi việc thì được hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp.Dự thảo luật Việc làm (sửa đổi) quy định, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp gần nhất trước khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc chấm dứt làm việc; nhưng tối đa không quá 5 lần mức lương tối thiểu tháng theo vùng.Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp. Sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
Như Thanh Niên đã thông tin, nếu để ý lịch năm mới Ất Tỵ bạn sẽ thấy 2025 âm lịch có 384 ngày tính từ ngày 29.1.2025 đến ngày 16.2.2026. Trong khi đó, dương lịch vẫn 365 này. Như vậy năm nay, số ngày trong năm âm lịch dài hơn dương lịch tới 19 ngày.Sở dĩ năm âm lịch kéo dài so với những năm trước và dài hơn dương lịch Ất Tỵ vì người Việt được đón hai lần tháng 6. Trong đó, tháng 6 âm lịch đầu tiên có 30 ngày, bắt đầu từ ngày 25.6 - 24.7 dương lịch. Tiếp đến là một tháng 6 nhuận kéo dài 29 ngày từ ngày 25.7 - 22.8 dương lịch. Chính việc có thêm một tháng nhuận này đã đưa tổng số ngày trong năm Ất Tỵ 2025 lên tới 384 ngày.Sự kéo dài này đã khiến cho chúng ta được đón 2 lần Lập xuân trong năm Ất Tỵ 2025. Theo đó, ngày Lập xuân hay được hiểu là ngày đầu của tiết Lập xuân được xác định dựa trên sự thay đổi vị trí của trái đất trong chu kỳ chuyển động theo quỹ đạo xung quanh mặt trời. Nếu ta lấy điểm Xuân phân là gốc, khi kinh độ mặt trời bằng 0 thì vị trí của điểm Lập xuân là kinh độ mặt trời bằng 315 độ. Năm Ất Tỵ khởi đầu với việc đón tiết Lập xuân vào 3.2.2025 dương lịch, tức mùng 6 Tết. Vào cuối năm, chúng ta lại một lần nữa đón tiết Lập xuân vào ngày 4.2.2026 dương lịch, tức ngày 17 tháng chạp năm Ất Tỵ. "Mình cũng vừa phát hiện điều thú vị này khi theo dõi các bài đăng trên mạng xã hội. Dưới góc độ lịch pháp, khoa học, điều này hoàn toàn có thể lý giải được. Tuy nhiên việc cùng một năm đón 2 lần Lập xuân cũng khiến mình cảm thấy hứng thú, có một niềm tin rằng năm mới Ất Tỵ 2025 sẽ có nhiều điều tốt đẹp chờ đón tất cả chúng ta", anh Lê Trung (28 tuổi, ngụ Q.8) chia sẻ.Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 năm nay, người Việt Nam sẽ đón giao thừa vào đêm 29 tết thay vì đêm 30 tết như năm ngoái. Điều này sẽ diễn ra liên tục trong suốt 8 năm tới đây.Theo chuyên gia, Tết Nguyên đán nước ta có ngày trừ tịch là ngày cuối cùng của năm cũ. Ngày này thường được dân gian gọi nôm na là ngày 30 tết. Tuy vậy, ngày cuối năm không nhất thiết là ngày 30 tháng chạp mà còn có thể là ngày 29. Dù đó là ngày 29 hoặc 30 thì cũng không ảnh hưởng gì đến các phong tục tết cổ truyền vẫn được người dân lưu truyền và thực hành hằng năm.
Tàu sân bay Anh HMS Queen Elizabeth 3 tỉ bảng bị cháy
Báo cáo mới nhất của USDA về thị trường gạo năm 2025 cho biết, tính tới ngày 7.1, giá gạo 5% tấm của Việt Nam giá mạnh nhất trong số các nguồn cung ở châu Á với mức giảm đến 59 USD xuống mức 449 USD/tấn. Trong khi đó, đối thủ trực tiếp là Thái Lan cũng giảm 20 USD xuống 494 USD/tấn còn gạo Ấn Độ giảm 4 USD còn 444 USD/tấn. Pakistan là nước duy nhất giữ được giá gạo ở mức 452 USD/tấn do nước này bán được hàng cho Indonesia và Bangladesh.USDA dự báo: Sản lượng gạo toàn cầu năm 2025 giảm từ hoạt động sản xuất ở Trung Quốc và Bangladesh. Philippines tiếp tục là nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới với sản lượng kỷ lục là 5,4 triệu tấn. Nước nhập khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới năm 2024 là Indonesia với 4,25 triệu tấn. Chính phủ Indonesia tuyên bố năm 2025 sẽ không nhập khẩu gạo nhưng USDA cho rằng vẫn sẽ nhập khẩu 1 triệu tấn.Trong khi đó, Nigeria sẽ tăng nhập khẩu thêm 200.000 tấn so với dự báo cũ lên con số 2,4 triệu tấn. Tương tự là Guinea cũng tăng 150.000 tấn lên 1,05 triệu tấn. Tại châu Á, đáng chú ý là Bangladesh năm 2024 nhập khẩu 200.000 tấn gạo thì năm 2025 tăng lên tới 900.000 tấn.Ở chiều ngược lại, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam và Thái Lan trong năm 2025 dự báo ở cùng mức 7,5 triệu tấn. USDA không có dự báo về thị trường Ấn Độ - ông trùm về sản lượng gạo xuất khẩu toàn cầu, năm 2024 khoảng 17 triệu tấn. Tuy nhiên theo Reuters, Ấn Độ đang đối mặt với lượng gạo dự trữ cao kỷ lục ngược lại dự trữ lúa mì thấp hơn nhiều so với mức trung bình 5 năm gần đây. Việc dự trữ lúa mì thấp cũng là điều mà chính phủ Ấn Độ cân nhắc đến nguồn cung gạo. Tại Việt Nam, thị trường nội địa những ngày cuối năm sức tiêu thụ tăng đáng kể. Trong khi đó việc giá gạo giảm mạnh cũng thúc đẩy hoạt động thu mua từ những thương nhân Trung Quốc. Theo một số doanh nghiệp, sau khi chạm đáy vào những ngày đầu năm 2025, từ giữa tuần này giá gạo quay đầu tăng trở lại